Chữa ung thu băng Cây chuối hột

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj0pT6eStQf3TNcR7GvS38kO6b3sBsyYed0g7VGHQ-FaaPsyG7p2B3aQ4DiEqdhyphenhyphentj07-PxzDUhcVmJaMKDBGNP9wpxpdFxPbPJe6IlWMjfap-vENiC0HPVxXkFWoHnT91odFjOwSoWLxw/s622/Sua%2520dien%2520nuoc%2520Ho%2520Chi%2520Minh%2520_%2520diennuocbinhminh11.jpg
Chuyên cung cấp Chuối hột khô và Chuối hột rừng ở Hồ Chí Minh và Việt Nam, giá tốt nhất, liên hệ: Mr. Hiệp 0974.5566.19

Tác dụng của chuối hột trong việc chữa ung thư
Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae), gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già, có tác động ngăn ngừa và trị bệnh rất tốt.

Chuối

Khi thật chín, chuối có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor) mà theo một nghiên cứu tại Đại học Tokyo Nhật có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường như ung thư. Khi chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen (dark patches), càng đen chừng nào thì khả năng tăng tính miễn dịch càng cao và tăng sức mạnh của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh.
http://mualinhchi.vn/2012/tienxxxxxx/0626/phong-12-benh-bang-chuoi.jpg
Chuối chín, tính chất chống ung thư cũng mạnh. Theo nghiên cứu, chuối có khả năng trị bệnh hơn nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng... So sánh với táo, chuối có lượng protein nhiều hơn 4 lần, carbohydrate 2 lần, phospho 3 lần, vitamin A 5 lần và sắt 2 lần. Các vitamin và khoáng chất khác cũng nhiều hơn. Mỗi ngày nên ăn 1, 2 trái chuối để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm.

Bắp Chuối
Tác động chống ung thư của chuối thông qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt là TNF-R). Bằng một chuỗi phản ứng liên kết, TNF-R đẩy các tế bào ung thư đi đến chỗ tự sát (apoptosis). Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiều quá đều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Nhiều quá sẽ làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô dẫn đến đột quy å hay những bệnh thoái hoá thần kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.

Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sỏi thận và sỏi mật

Từ lâu trong dân gian thường sử dụng trái chuối hột, cắt lát mỏng phơi khô sắc nước uống để điều trị sỏi ở đường tiết niệu.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/07/25/5.jpg
Cách dùng chữa sỏi niệu
Chuối hột, còn gọi là chuối chát, ngoài được trồng, loài cây này mọc hoang cũng rất nhiều, có mặt hầu hết ở các tỉnh thành. Quả chuối hột được xem là lành, quả chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột.

Dân gian thường dùng chuối hột chữa nhiều loại bệnh, một số có kết quả tốt. Để chữa sỏi tiết niệu, thường chọn chuối thật chín, tách lấy hột đem phơi khô, tán nhỏ rồi nấu lấy nước để uống.
Cách dùng: cho 7 muỗng cà phê bột hột chuối hột vào 2 lít nước và đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.
Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày, mỗi ngày lấy một nắm tay - chừng một quả đem nấu với 3-4 chén nước để uống vào lúc bụng no.

Chữa một số bệnh khác

Ngoài được dùng chữa sỏi niệu, chuối hột còn có công dụng đối với một số bệnh khác như: chữa bệnh tiểu đường - đào lấy củ của cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc đã cải tiến bằng cách sau cũng có kết quả tốt: chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang thân cây (cách mặt đất chừng vài mươi cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên cũng giúp ổn định được đường huyết.

Để chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng thì đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước cho người bệnh uống sẽ giảm sốt và không nói mê. Trẻ em bị táo bón, có thể lấy 1-2 quả chuối hột đã chín đem vùi vào bếp lửa củi, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín mềm thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau sẽ đi đại tiện được.
Để hạ sốt, giải thử (chống say nắng), ta lấy phần lõi của thân già chuối hột, phần thân phía trên mặt đất có chứa nhiều dịch, tính mát, dùng làm rau sống ăn. Chữa cảm mạo dùng rễ cây chuối hột nấu uống.

Trị đau lưng, đau xương cốt, người ta dùng chuối hột cắt lát, phơi khô (khoảng 200-300g), rồi giã nhỏ, đem ngâm với 1 lít rượu (35-40 độ), ngâm trong 2-3 tuần lấy ra dùng. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần từ 20-50 ml trước bữa ăn.

Để phòng và chữa bệnh loét dạ dày thì dùng quả chuối hột còn xanh thái phiến mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60 độ C, tán bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30g với nước ấm. Chữa hắc lào thì lấy một quả chuối hột còn xanh tươi có nhiều nhựa, cắt làm đôi, cầm quả chuối xát trực tiếp vào nơi bị hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục trong 7-8 ngày là khỏi.

Chuối hột (một số địa phương gọi là chuối chát), là cây được trồng trong vườn hoặc mọc hoang ở rừng có ở hầu hết các tỉnh. Theo Đông y quả chuối, thân cây, hoa và lá cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh.